Thứ Tư, 2 tháng 11, 2011

Dự giờ là một công việc mang lại rất nhiều thích thú và cũng không kém phần bực bội. Thích thú khi được dự một tiết hay- Hay cả về bản lĩnh người Thầy và hay cả về sự trung thực trong tiết dạy. Bực bội khi gặp một tiết mà người giáo viên chỉ chăm chăm biểu diễn "lấy le" và cùng dạy cho học trò "diễn" theo mình...

26 nhận xét:

  1. Oi!Gia ma sep em cung duoc nhu chi i' thi tuyet biet may (huhuhuhuh)

    Trả lờiXóa
  2. Như hôm nay mình đánh giá một tiết tốt rất cao khi người Thầy đó can đảm chọn lớp yếu nhất của khối để dạy. Vàđánh giá một tiết không cao, khi đã hết tiết mà Thầy chỉ mới đi được 1/2 kiến thức. Mà không phải là do dạy sâu, dạy say đến cháy, mà là do Thầy loay hoay không ra được cái mớ bùng nhùng mình giăng ra... Vậy mà bị ...giận, hehe!

    Trả lờiXóa
  3. Người thứ hai cứ yêu cầu mình góp ý, nhưng thực ra cái mà họ muốn nghe đó là hai chữ thôi "tiết tốt", chứ bản thân họ đã tự coi "dưới mắt không người" rồi... chẳng qua mình có chút cấp chức, nên họ...cần... hehe!

    Trả lờiXóa
  4. Ý kiến trung thực lúc nào cũng....khó nghe, ha chị.

    Trả lờiXóa
  5. Người ta hay nói " trung ngôn nghịch nhĩ " . Mập không dám nhận những lời góp ý tiết dạy của mình là "trung ngôn" M. à, mà cũng không dám nói những lời mình góp ý cho các bạn là hay. Nhưng mình đi dự giờ, ngồi ở dưới nhìn lên thì bao giờ cũng nhận ra những cái chưa hoàn thiện ở đồng nghiệp. Ngược lại, khi Mập tự đứng lớp, Mập biết mình cũng sẽ có khiếm khuyết. Như người ta nói "người ngoài sáng, người trong quáng". Lắng nghe - Mập biết đó là cả một nghệ thuật không phải ai cũng có. Lắng nghe người khác phê bình, nhận xét mình còn là một nghệ thuật cao hơn. Cũng như góp ý cũng vậy. Nhưng ai là người cứ thích phê phán người khác làm vui? chắc ít lắm. Mập là người quản lý, thấy nhân viên mình giỏi, nghĩa là học sinh được nhờ ( vì mình nghĩ trong học sinh đó cũng có con cháu mình, ai muốn gởi con cháu mình cho giáo viên dở? Phải không M.?), chứ ai lại thích tìm ra nhiều cái dở của giáo viên để phê cho sướng miệng, Để chứng tỏ mình ...có nghề?
    Mập là người nhận cấp chức là sự chẳng đặng đừng, nên không quan trọng chuyện còn hay mất chức vì hễ không có chức nữa là về đi dạy. Ai ngán dạy chớ Mập dạy rất vui. Nên không quan tâm chuyện chứng tỏ mình. Vì thế khi gặp những phản ứng không tốt, Mập cũng phải xem lại mình nhưng đồng thời cũng buồn, vì các bạn còn trẻ quá, nhưng cái tôi của các bạn nó lấn át cái lý đúng-sai quá nhiều... mà đời nghề thì còn dài thế kia...

    Trả lờiXóa
  6. Hì, em thì bị đồng nghiệp ghét vì hay góp ý, em thường góp ý sau ai đó để nói cái câu "thống nhất về những ưu điểm đã nêu" cho vui lòng người dạy! Tuy nhiên, khi thi giáo viên giỏi, những giáo viên "dạy thử" hay mời em dự để em "góp ý" vì em không chỉ góp ý suông mà em thường đặt em vào vị trí người dạy để xử lý mảng kiến thức hay tình huống nào đó, họ rút dc kinh nghiệm cho tiết sau. Hiii, nghĩ cũng lạ, có khi người ta "cần" chính những thứ mà họ ghét cay, ghét đắng!

    Trả lờiXóa
  7. Chia sẻ với MM việc này , thâm niên dự giờ của chị không ít , mình cũng học được rất nhiều điều hay từ những bạn trẻ giỏi và có tâm với nghề nhưng cũng khống ít lần buồn như cái buồn của em . Buồn nhất khi gặp những giáo viên "diễn giỏi, múa hay"... !!!

    Trả lờiXóa
  8. Hihi hồi xưa em đi học cũng đã biết thầy cô đối phó với dự giờ như thế nào rồi. Cứ hôm nào mà có dự giờ là lớp được học trước bài đó, ngồi nghiêm túc, giơ tay cũng nghiêm túc và gọi học sinh trả lời cũng đã được chọn trước. hihi tất nhiên là chỉ gọi những em học giỏi, cô giáo biết các em đó sẽ trả lời đúng.

    Có khi nào chị nghe nói nghề giáo là nghề đầu độc trẻ thơ không? Hihi

    Trả lờiXóa
  9. Dự những tiết thế này thì chán nhất!

    Trả lờiXóa
  10. Không chỉ nghe, mà đây là câu "nằm lòng" mỗi ngày của MẬp. Để biết nhắc mình "gia giảm" đi những "độc tố" đó...
    Nhưng lực bất tòng ...bụng Sen cưng!

    Trả lờiXóa
  11. Nhưng vui chứ, khi có những câu:
    1-Thưa cô con giơ tay cong cong sao cô kêu con! (Vì cô quy định em nào biết giơ thẳng, không biết cũng giơ mà giơ cong)
    2-Thưa cô con giơ tay trái ( cũng là "quy định ngầm" của thầy- mà lộ hàng, hehe!)

    Trả lờiXóa
  12. Em nằm vật ra luôn đó Chị...

    Trả lờiXóa
  13. Nhân chuyện dự giờ, nhớ thằng con của em, mắc cười lắm! Bữa đó thầy dạy tiết học Guiness gì đó. Thầy hỏi con gì to nhất, hs đáp: con cá voi xanh. Thầy hỏi tiếp: ai biết gì về kích thước, trọng lượng của con cá này? ( tiết này thầy cũng dạy trước rồi!). Thằng con em giơ tay, thầy gọi, và nó làm thầy chới với khi nói : Thưa thầy, thầy dán cái hình ngược, vì đáng lẽ,người nhái kế bên con cá voi phải có bọt nước hướng lên!( Thầy tức điên!!!:O)

    Trả lờiXóa
  14. Có thể họ có thừa năng lực, nhưng thật là chẳng muốn gần họ tí nào.

    Trả lờiXóa
  15. He he... MM làm mình nhớ lại năm đi dạy đầu tiên, nguyên một học kỳ I tiết nào mình cũng cháy giáo án... BGH hổng dám cho ai dự giờ hết, vì sợ mất điểm thi đua. Khỏe re như... con bò kéo xe..

    Trả lờiXóa
  16. Có khi ta thử phân tích xem tại sao có hiện tượng "diễn" trong ngành không phải là nghệ thuật phô diễn như ngành GD đi M !!!

    Hè rồi chị được giao chọ 5 cái đĩa ...có 5 tiết dạy môn TV bảo coi rồi góp ý ... Đó là 5 tiết dạy của 5 GV các trường trong quận nội thành được chỉ đạo của Sở GD TP , của PGD các quận huyện , được đạo diễn cắt xén và được tập dợt nhuyễn nhừ thế mà một tiết vẫn 60/40 phút hoặc hơn thế nữa và phô diễn một cách ...chịu không nổi .

    Trường người ta 1 khối có đến 5,6 lớp ...trường chị có mình chị thế là chị vừa xem vừa ngủ gục mà cũng góp ý nát bét cái clip . Thế thì GV trẻ nó có phô diễn cũng là "phô diễn theo định hướng hoặc là phô diễn theo chỉ đạo đấy chứ ...

    Thế cho nên đôi khi tội nghiệp họ M ạ , họ chưa hiểu ra rằng dạy học là một nghệ thuật lặng thầm không phô diễn mà luôn luôn có mặt của sự biểu diễn ... Lại còn các vị "được cái quyền dự và đánh giá" thế nào nữa : nhiều vị dự giờ thích diễn lắm M à ...lại gặp thứ lãnh đạo 2x2 nhất định là 4 nữa thì ...thôi rồi !!

    GD ta còn nhiều cái khập khễnh thế thì kê cho bằng ko phải chuyện dễ ...

    Trả lờiXóa
  17. Điều em buồn Gió à! đó là tại đơn vị mình, tụi em không hề chỉ đạo hay định hướng diễn, thế nhưng họ vẫn diễn... mà còn trẻ thế kia! Liệu khi cái nghiệp ăn vào máu, học sinh còn nhờ cậy gì?

    Trả lờiXóa
  18. Một cái cháy giáo án vì say chuyên môn, nó khác với cái cháy giáo án vì loay hoay Chị à...

    Trả lờiXóa
  19. Trong nghề người ta gọi là : Cháy Đẹp ! M hén

    Trả lờiXóa
  20. Dạ, và Em gọi đó là người...biết đốt mình thay vì...đốt trẻ, hehe!

    Trả lờiXóa
  21. Còn thiếu chiêu mượn diễn viên nữa áh Mập. Hùi đó còn học cấp 1 cấp 2, Chụt hay được mượn qua lớp khác khi cô giáo dạy văn có tiết "dự giờ". Chung wi hùi xưa là có giọng đọc chiền nhiễm nên cô hay lôi đi theo, biết là đóng kịch mừ vẫn khoái, thiệt là "trẻ ngừ non dạ" mừ

    Trả lờiXóa
  22. Hehe, bi giờ vẫn trẻ người, có điều hông non dạ nữa hả?

    Trả lờiXóa
  23. "bản tánh là khó dời" mừ Mập, vẫn còn khờ khạo mãi thôi

    Trả lờiXóa
  24. Hehe, khờ khạo như Chụt thì cũng nên khờ... khờ mà giựt mối bánh tét của tui hehe!

    Trả lờiXóa
  25. He he... lần đầu tiên tui gnhe được cái từ hay quá: Cháy Đẹp! các bạn làm tui nổi hứng nhiều chiện để tối nay tui viết entry kể chuyện cháy đẹp này mới được.

    Trả lờiXóa
  26. Mập nói oan cho Chụt nà, tại chị Quế thấy Chụt ốm íu nên thương tình mà thoaiiiii

    Trả lờiXóa