Khi "cái lưỡi" Pháp Luật cũng bắt đầu loanh quanh Một phiên tòa xử án bị can - theo cáo trạng được công bố - tội danh là đưa hối lộ. Nghĩa là một vụ án hết sức bình thường trong xã hội hiện nay, vậy mà, số người được tham dự phiên tòa lại được "quản" rất chặt. Dư luận có quyền đặt ra nhiều câu hỏi xung quanh "cái màn" rấp ranh thực - ảo này của cơ quan tư pháp. Vì sao? Chỉ vì ngay trong lúc khởi tố và bắt tạm giam bị can - một phóng viên nổi tiếng mảng nội chính, đã có nhiều tin bài thuộc dạng "nóng" khi phanh phui nhiều vụ tiêu cực của cơ quan chấp pháp; ngay trong những ngày đầu khi tin bài các báo đưa lên, có nhiều tình tiết "lệch thấy rõ" so với những gì mà cơ quan ngôn luận chính thức của vụ bắt giữ người này lên tiếng. Chưa kể, bị can bị tạm giam và "được điều tra" cũng ở ngay nơi mà anh vừa "phanh phui tiêu cực"... chừng ấy sự việc, không cần phải là người có năng khiếu "trinh thám", đông đảo người quan tâm cũng nhìn ra cái sự minh bạch chiếm tỉ lệ bao nhiêu phần trăm trong sự việc này. Xem lại phần media quay cảnh phiên tòa, người dự khán từ xa như độc giả chúng tôi cũng thấy lời người xưa dạy quả không sai, đó là "vô phúc đáo tụng đình". Bởi qua phần luận tội của cơ quan công tố, mới thấy hết cái "bản lĩnh lúng túng" của người đại diện tư pháp. Lúng túng, nhưng lại sử dụng rất thông tỏ một công cụ thiệt xưa đó là "cả vú lấp miệng em". Báo chí đưa tin, tít nào cũng ghi "xử án nhà báo Hòang Khương". Phiên tòa thì lại chăm chăm chỉ hướng đến cái hành vi "đưa hối lộ" là hai chuyện vốn chẳng ăn nhập gì với nhau trong sự kiện lùm xùm này. Hoặc "có ăn nhập" chỉ là cái cớ để người ta cho một nhà báo nội chính "xộ khám" vì những lý do mà ai cũng hiểu, chỉ có...Tòa không hiểu... Thương thay cái lúng túng của cơ quan pháp luật. Nó bày hày ra trước bàn dân thiện hạ một bộ mặt kém nghiêm của Pháp Luật nước ta. Ông bà ta vẫn nói "cái lưỡi không xương nhiều đường lắt léo" là chỉ cái lưỡi thiên hạ. Nay đến "cái lưỡi pháp luật" cũng bắt đầu loanh quanh thì thật đáng ngại. Điểm son duy nhất trong sự vụ này, đó là thái độ của BBT Báo TT bằng một đọan thông tin ngắn trên Báo Tuổi Trẻ sáng nay 08-09-2012, thái độ của những đồng nghiệp của nhà báo Hòang Khương ở Tuổi Trẻ khi tham dự phiên tòa. Chúng tôi nhìn thấy Anh Khương thất vọng về phiên tòa nhưng không tuyệt vọng, vì Anh nhìn thấy mình được TT bảo vệ xứng đáng...Lâm Minh Trang ( Gò Vấp)
Đến cả người già như Mẹ em và Lão Phật gia còn "sầu nhân thế" thì chắc chắn là xã hội phải xem lại rồi hén Chị? Mẹ em còn đau chuyện lũ quét, chuyện tai nạn giao thông... úi chà! Hic!
Khi "cái lưỡi" Pháp Luật cũng bắt đầu loanh quanh
Trả lờiXóaMột phiên tòa xử án bị can - theo cáo trạng được công bố - tội danh là đưa hối lộ. Nghĩa là một vụ án hết sức bình thường trong xã hội hiện nay, vậy mà, số người được tham dự phiên tòa lại được "quản" rất chặt. Dư luận có quyền đặt ra nhiều câu hỏi xung quanh "cái màn" rấp ranh thực - ảo này của cơ quan tư pháp. Vì sao? Chỉ vì ngay trong lúc khởi tố và bắt tạm giam bị can - một phóng viên nổi tiếng mảng nội chính, đã có nhiều tin bài thuộc dạng "nóng" khi phanh phui nhiều vụ tiêu cực của cơ quan chấp pháp; ngay trong những ngày đầu khi tin bài các báo đưa lên, có nhiều tình tiết "lệch thấy rõ" so với những gì mà cơ quan ngôn luận chính thức của vụ bắt giữ người này lên tiếng. Chưa kể, bị can bị tạm giam và "được điều tra" cũng ở ngay nơi mà anh vừa "phanh phui tiêu cực"... chừng ấy sự việc, không cần phải là người có năng khiếu "trinh thám", đông đảo người quan tâm cũng nhìn ra cái sự minh bạch chiếm tỉ lệ bao nhiêu phần trăm trong sự việc này.
Xem lại phần media quay cảnh phiên tòa, người dự khán từ xa như độc giả chúng tôi cũng thấy lời người xưa dạy quả không sai, đó là "vô phúc đáo tụng đình". Bởi qua phần luận tội của cơ quan công tố, mới thấy hết cái "bản lĩnh lúng túng" của người đại diện tư pháp. Lúng túng, nhưng lại sử dụng rất thông tỏ một công cụ thiệt xưa đó là "cả vú lấp miệng em". Báo chí đưa tin, tít nào cũng ghi "xử án nhà báo Hòang Khương". Phiên tòa thì lại chăm chăm chỉ hướng đến cái hành vi "đưa hối lộ" là hai chuyện vốn chẳng ăn nhập gì với nhau trong sự kiện lùm xùm này. Hoặc "có ăn nhập" chỉ là cái cớ để người ta cho một nhà báo nội chính "xộ khám" vì những lý do mà ai cũng hiểu, chỉ có...Tòa không hiểu...
Thương thay cái lúng túng của cơ quan pháp luật. Nó bày hày ra trước bàn dân thiện hạ một bộ mặt kém nghiêm của Pháp Luật nước ta. Ông bà ta vẫn nói "cái lưỡi không xương nhiều đường lắt léo" là chỉ cái lưỡi thiên hạ. Nay đến "cái lưỡi pháp luật" cũng bắt đầu loanh quanh thì thật đáng ngại.
Điểm son duy nhất trong sự vụ này, đó là thái độ của BBT Báo TT bằng một đọan thông tin ngắn trên Báo Tuổi Trẻ sáng nay 08-09-2012, thái độ của những đồng nghiệp của nhà báo Hòang Khương ở Tuổi Trẻ khi tham dự phiên tòa. Chúng tôi nhìn thấy Anh Khương thất vọng về phiên tòa nhưng không tuyệt vọng, vì Anh nhìn thấy mình được TT bảo vệ xứng đáng...Lâm Minh Trang ( Gò Vấp)
Ôi yêu quá, con Mập nhỏ của chị!
Trả lờiXóaHehe!
Trả lờiXóaHy vọng.hen M.
Trả lờiXóaÝ kiến này Báo TT hông đăng Địa 1 à, nên em đăng ở đây, nhớ trả "những bút" cho em bằng chai sữa bắp nghen, hehe!
Trả lờiXóaHy vọng là một từ trong chuyện này, nó hàm ý rất... mênh mông và đôi khi nó... mong manh Chị ạ!
Trả lờiXóaMấy hôm nay sáng nào Lão Phật Gia mở tờ báo ra cũng thở hắt ra vì cứ loanh quanh hai chuyện:Thủy điện sông Tranh và nhà báo Hoàng Khương.
Trả lờiXóaĐến cả người già như Mẹ em và Lão Phật gia còn "sầu nhân thế" thì chắc chắn là xã hội phải xem lại rồi hén Chị? Mẹ em còn đau chuyện lũ quét, chuyện tai nạn giao thông... úi chà! Hic!
Trả lờiXóa